---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Cảnh Đức Truyền Đăng Lục
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Ching-te-ch'uan-teng-lu (C), Keitoku Dento-roku (C), Jingde Chuadengdu (C).
----------------------------- Từ Điển Thiền Tông Hán Việt - Hân Mẫn - Thông Thiền -----------------------------
● 景 德 傳 燈 錄. Gọi tắt: Truyền Đăng Lục. Đăng Lục, 30 quyển, do Đạo Nguyên soạn vào đời Tống, là một trong những bộ sử Thiền Tông Trung Quốc. Vốn có tựa đề là Phật Tổ Đồng Tham Tập, được xếp vào Đại Chính Tạng tập 51, trang 196.
Sách này sưu tập ghi chép về hành trạng, cơ duyên v.v… của 1701, vị bắt đầu từ Đức Phật đời quá khứ đến các vị Tổ thuộc đời thứ 51 của Ngũ Gia Tông Phái. Trong đó, 951 vị có phụ thêm Ngữ Lục. Vì bộ sách này được Vua sắc chỉ nhập tạng vào niên hiệu Cảnh Đức thứ 1 (1004) nên đặt tên là Cảnh Đức. Về pháp hệ truyền thừa giữa thầy và trò nối nhau không dứt giống như lửa của ngọn đèn có năng lực phá trừ tối tăm, nối nhau liên tục nên gọi là Truyền Đăng. Đầu quyển có bài tựa do ngài Dương Ức soạn. Nội dung toàn sách nói về sự truyền pháp Thiền như sau:
― Quyển 1 và 1: Bảy đức Phật đời quá khứ và Tổ Ca Diếp truyền xuống đến Tổ thứ 17 là Bát Nhã Đa La.
― Quyển 3: Năm vị Tổ Trung Quốc: Đạt Ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn.
― Quyển 4: Pháp hệ chi nhánh của Tứ tổ Đạo Tín và Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn như: Ngưu Đầu Thiền, Bắc Tông Thiền, Tịnh Chúng Tông v.v… và truyện ký của các vị: Pháp Dung, Thần Tú, Phổ Tịch v.v…
― Quyển 5: Huệ Năng và pháp hệ của Ngài.
― Quyển 6: Mã Tổ Đạo Nhất và Bách Trượng Hoài Hải.
― Quyển 7: Nga Hồ Đại Nghĩa và Ma Cốc Bảo Triệt.
― Quyển 8: Gồm 54 vị như: Nam Tuyền Phổ Nguyện…
― Quyển 9: Gồm 30 vị nối pháp ngài Hoài Hải…
― Quyển 10: Gồm các vị nối pháp ngài Nam Tuyền như: Triệu Châu Tùng Thẩm…
― Quyển 11: Các đệ tử nối pháp của ngài Quy Sơn Linh Hựu, Tổ tông Quy Ngưỡng.
― Quyển 11: Lâm Tế Nghĩa Huyền, Tổ tông Lâm Tế.
― Quyển 13: Pháp hệ của tông Hà Trạch. Truyện ký về ngài Trừng Quán và ngài Tông Mật thuộc tông Hoa Nghiêm.
― Quyển 14: Thạch Đầu Hy Thiên và pháp hệ.
― Quyển 15: Động Sơn Lương Giới.
― Quyển 16: Các đệ tử nối pháp của ngài Đức Sơn Tuyên Giám.
― Quyển 17: Pháp hệ tông Tào Động.
― Quyển 18, 19: Pháp hệ của ngài Tuyết Phong Nghĩa Tồn.
― Quyển 10: Pháp hệ của ngài Tào Sơn Bản Tịch.
― Quyển 11: Pháp hệ của ngài Huyền Sa Sư Bị.
― Quyển 11, 13: Pháp hệ của tông Vân Môn.
― Quyển 14, 15, 16: Pháp hệ của tông Pháp Nhãn.
― Quyển 17: Các Thiền Sư nổi tiếng không thuộc bất cứ tông phái nào.
― Quyển 18: Các Ngữ Lục đặc biệt của 11 vị Thiền Sư như: Nam Dương Huệ Trung, Hà Trạch Thần Hội v.v…
― Quyển 19 tựa đề là Tán Tụng Kệ Thi gồm tất cả kệ tụng của 17 vị như: Bạch Cư Dị…
― Quyển 30 tựa đề là Minh Ký Châm Ca gồm tất cả 13 loại: Tọa Thiền Châm, Chứng Đạo Ca… Sách này có 1 bản khắc lại:
― Tư Giám Trùng San, khắc lại vào đời Nam Tống, năm 1134.
― Hy Vị Trùng San, khắc lại vào đời Nguyên, năm 1316. Quyển Đăng Lục này là tư liệu căn bản để nghiên cứu sử Thiền Tông Trung Quốc.
Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa ( Phần 3 ) – Cái Đương Thể     VÌ SAO NGƯỜI TỐT LẠI KHÔNG ĐƯỢC PHÚC BÁO?     Tempura Rau Củ     Hai Nho Sinh Ở Bồ Điền     Khoan Vội Xuất Gia     Cháo Đậu Xanh     Sườn Ram Mặn Chay     Phương Tiện Hay Xa Rời Chánh Pháp?     Kiếp là gì?     Tấm Lòng Người Mẹ Trẻ Cảm Động Cả Đất Trời     




















































Pháp Ngữ
Không bờ này với lục căn,
Cũng không ôm giữ lục trần bờ kia
Hai bờ mau chóng thoát ly
Buông cho phiền não trôi đi nhạt nhòa
Buộc ràng dục vọng lìa xa
Như Lai gọi họ là Bà La Môn.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,926 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,333 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Le hoa
Lượt truy cập 36,905,025