---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Hải Đạo Sư Dụ Bồ Tát Thập Chủng Thiện Pháp
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 海導師喻菩薩十種善法 (Trừ Chướng Bồ Tát Sở Vấn Kinh)
Biển cả mênh mông không biết đâu là bờ, phải nhờ người hướng dẫn, mới có thể đi qua được. Nhưng đám người buôn không một lòng tin tưởng nghe theo lời nói của người hướng dẫn mà làm theo ý riêng thì làm sao sự an ổn và lợi ích có được. Bồ Tát, ở trong biển cả sanh tử, làm người hướng dẫn tài giỏi, làm cho các loài hữu tình đều được xa lìa hiểm nguy, tai nạn và ác thú, chứng được Niết Bàn chân không, nên lấy hải đạo sư làm dụ.
Một, Đắc Tha Tín Hứa. Đối với tất cả pháp lành, Bồ Tát đều có khả năng thấu hiểu, siêng năng tu tập; được chư Phật, Duyên Giác, Thinh Văn và các đệ tử đều tin tưởng, chấp nhận và làm theo; giống như ông thầy hướng dẫn thuyền bè qua lại trên biển cả đã được quốc vương, tể tướng và tất cả nhân dân tin tưởng, giao phó trọng trách.
Hai, Vi Tha Sở Kính. Đạo hạnh của Bồ Tát đầy đủ mới được tất cả Thinh Văn, Duyên Giác, trời, người, rồng, quỷ, dạ xoa, Càn Thát Bà v. v… cung kính, cúng dường. Giống như người thầy hướng dẫn trên biển cả được vua, tể tướng và tất cả nhân dân cung kính, cúng dường.
Ba, Thiện Tác Chỉ Dẫn. Bồ Tát có thể, ở trong sanh tử nguy hiểm, gian nan, vì loài hữu tình phương tiện hướng dẫn, dạy bảo, làm cho ra khỏi tất cả phiền não, đường ác để được an ổn. Giống như người thầy dẫn đường trên biển cả, ở trong nguy nan, có thể hướng dẫn chúng ta thoát khỏi và được an ổn.
Bốn, Vi Tha Y Chỉ. Bồ Tát có phương tiện khéo léo, có thể làm nơi nương tựa cho trời, người khiến cho họ ra ngoài biển lớn sanh tử và đường ác, hiểm nguy. Giống như người thầy dẫn đường trên biển cả, làm nơi nương tựa cho những thương buôn lâm vào cảnh khốn khổ, lạc đường, trên biển cả.
Năm, Năng Vi Tế Mạng. Bồ Tát có khả năng, vì những loài hữu tình đắm chìm trong sanh tử, bằng phương tiện, làm cho chúng khởi phát tâm Bồ Đề, tiếp tục huệ mạng. Giống như người thấy dẫn đường trên biển, có thể vì những người phàm phu ở đời có nhu cầu cần kiếp đều giúp đỡ, cứu với mạng sống của họ.
Sáu, Thiện Bị Tư Lương. Bồ Tát chuẩn bị phước, trí, các hành tư lương, vì muốn nhiếp thọ nhiều loài hữu tình phát tâm Bồ Đề, tích tụ hạnh lành, ra khỏi đường ác sanh tử, đến được thành Nhất Thiết Trí. Giống như người thầy dẫn đường trên biển cả, giỏi chuẩn bị đầy đủ lương thực, làm cho những người thương buôn ra khỏi đường ác, nguy hiểm, đến được đất liền, hoàn toàn an ổn.
Bảy, Phú Hữu Tài Bảo. Bồ Tát muốn dừng lại tất cả trí thành (tHành Trì trí tuệ), tập hợp rộng rãi pháp bảo tối thắng vô thượng của chư Phật, làm cho loài hữu tình tùy nguyện đều được giàu có to lớn. Giống như ông thầy hướng dẫn trên biển, tùy theo chỗ dừng nghỉ có nhiều của báu và các thứ nuôi sống hằng ngày. Tất cả những gì thiếu thốn, đều được cung cấp đầy đủ.
Tám, Hy Thủ Vô Túc. Bồ Tát, đối với pháp tài của Phật, có khả năng chứa nhóm to lớn, mong mỏi tiến lên, tâm không biết đủ. Giống như người thầy hướng dẫn trên biển cả, đối với tất cả của báu, luôn sanh tâm mong cầu, chưa bao giờ biết đủ.
Chín, Vi Tác Tiên Đạo. Bồ Tát, đối với tất cả pháp lành công đức tự làm cho tăng trưởng và bằng lời nói chân thật tướng dẫn tất cả loài hữu tình ra khỏi biển Khổ Sanh tử, qua bên kia bờ Niết Bàn. Giống như ông thầy hướng dẫn trên biển, tinh tường đường biển, bằng lời nhu nhuyến, dạy bảo đoàn thương buôn trở lại làm người dẫn đường và tất cả những gì hướng dẫn đều đem lại lợi ích.
Mười, Thiện Đáo Nhất Thiết Trí Thành. Bồ Tát đối với tất cả pháp, đều hiểu biết hết, gọi là đến thành Nhất Thiết Trí. Vì trí có thể phá mê lầm, hiển lộ lý lẽ; thành có thể ngăn ác, người thù, nên Bồ Tát chứa nhóm vô lượng công đức, năng lực thù thắng để đến được thành Nhất Thiết Trí. Giống như người hướng dẫn trên biển, đầy đủ năng lực, nên đến được thành ấp kia.
Nên Tụng Kinh Bát-Nhã Để Trợ Niệm     Đối Tượng Giáo Hóa Của Đạo Phật Là Tất Cả Chúng Sanh     Thật Đạo     Nhất     Kỵ Tuổi Xung Khắc     Cao Tăng Dị Truyện (Sau Nhị Tổ) – Ngôn Pháp Hoa     Hàn Ngụy Công     Đi Tìm Kho Vàng     Phút Lâm Chung Còn Trả Nghiệp & Kiêng Ăn Thịt Trâu Đỗ Trạng Nguyên     Gỏi Bắp Chuối     




















































Pháp Ngữ
Niệm Phật, tụng kinh để khẩn cầu,
Lòng còn chấp chứa những mưu sâu,
Dầu cho lễ bái bao năm tháng,
Đức Phật Ngài nào có chứng đâu.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,609,782